3. Nhiệm vụ của đơn vị tư vấn giám sát phòng cháy và chữa cháy
Nhiệm vụ của đội tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy được chia thành 4 giai đoạn như sau:
3.1. Chuẩn bị
Xác nhận các loại tài liệu phục vụ giám sát do chủ đầu tư cung cấp. Bao gồm: Bản vẽ thiết kế được phê duyệt, bảng dự toán khối lượng xây dựng, thiết bị vật tư, tiến độ thi công và sơ đồ tổ chức tại công trường.
Kiểm tra tổng thể các điều kiện, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
3.2. Giám sát thi công phòng cháy chữa cháy
- Quản lý, giám sát việc thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo tuân thủ các điều khoản cam kết, an toàn lao động, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường,...
- Kiểm tra nguồn gốc, chất lượng của vật tư, thiết bị sử dụng trong công trình.
- Lập báo cáo tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy về khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,... cho chủ đầu tư.
- Tổ chức họp giao ban hàng ngày để rà soát công tác thi công nhằm kịp thời khắc phục những sai sót, vướng mắc trong quá trình lắp đặt.
- Đưa ra phương án xử lý các vấn đề phát sinh nhằm nâng cao chất lượng dự án.
- Xác nhận số lượng, chất lượng bên thi công để phục vụ thanh toán theo hợp đồng.
3.3. Giám sát hoàn thiện và bàn giao công trình
- Kiểm tra tất cả các loại hồ sơ, tài liệu phòng cháy chữa cháy liên quan đến dự án như: Hồ sơ pháp lý, kỹ thuật, chất lượng, hoàn thiện, giấy chứng nhận môi trường, giấy chứng nhận an toàn thiết bị, v.v.
- Hỗ trợ chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
- Kiểm tra, xác nhận hồ sơ quyết toán dự án cho bên thi công.
3.4. Tổ chức nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
- Nghiệm thu từng bộ phận, từng hạng mục trong hệ thống phòng cháy chữa cháy bằng bản vẽ hoàn công, chứng chỉ của cơ quan quản lý nhà nước, kiểm định chất lượng vật tư, thiết bị...
- Tổ chức hội đồng nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cùng chủ đầu tư, nhà thầu để hoàn tất mọi thủ tục đưa công trình vào vận hành chính thức.
4. Yêu cầu, quy định về giám sát phòng cháy và chữa cháy
Nhìn vào trách nhiệm mà đơn vị tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy đảm nhận, có thể thấy đây là một công việc vô cùng quan trọng. Vì vậy, người phụ trách còn phải đáp ứng các quy định sau về giám sát phòng cháy và chữa cháy:
- Phải có các loại bằng cấp, chứng chỉ giám sát phòng cháy và chữa cháy, giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật. Nhân viên giám sát phải có quyết định bổ nhiệm của đơn vị giám sát có chứng chỉ hoạt động.
- Tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy ngoài chuyên môn còn yêu cầu trung thực, tỉ mỉ, khả năng quan sát tốt để hỗ trợ công việc thi công.
- Luôn tuân thủ chặt chẽ mọi quy trình thi công, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiêu chuẩn, xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh nhanh chóng, hợp lý.